Khi nhắc đến Bình Định dường như chúng ta ai cũng thuộc lòng câu ca dao:
“Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định múa roi đi quyền”
Bình Định nổi tiếng từ xa xưa không chỉ bởi những thế võ mạnh mẽ, truyền thống oai hùng gắn với ba anh em nhà Tây Sơn mà còn bởi nơi đây trước kia từng là kinh đô của một nền văn hóa đã lụi tàn Champa.
Thiên nhiên khá ưu ái cho vùng đất này lãnh thổ rộng lớn, khí hậu ôn hòa nắng gió miền Trung mà còn bởi bao la những rặng dừa xanh mướt, bãi biển trải dài mênh mông sóng nước. Vì vậy nên trong bản đồ du lịch Việt Nam, Bình Định là nơi mà du khách không thể bỏ qua khi muốn cùng gia đình và bạn bè trải nghiệm cho một chuyến đi tìm về với thiên nhiên, với bản sắc văn hóa cùng những di sản vùng miền.
08h00: Xe và HDV đón khách tại điểm tập trung, khởi hành đi Tây Sơn thăm quan:
Đàn Tế Trời Đất – tương truyền nơi đây xưa kia Nguyễn Nhạc được trời đất ban cho Ấn Tín để từ một nông dân áo vải của ba anh em nhà Tây Sơn, trong đó 2 người trở thành vua và 01 người trở thành Vương đó là điều kỳ lạ chưa từng xảy ra với giai cấp nông dân trong lịch sử. (Đây là chuơng trình Quy Nhơn Tourist tặng thêm cho quý khách. Đòan muốn tham gia sẽ khởi hành sớm để không ảnh huởng chuơng trình khác)
Bảo Tàng Quang Trung – Dâng hương lên Tây Sơn Tam Kiệt và các văn quan võ tuớng. Cầu nguyện đuờng học hành, quan trường, sự nghiệp đỗ đạt thăng tiến. 9 Pho tuợng quần thần Tây Sơn được đúc với tỷ lệ 1:1, dát vàng do ông Huỳnh Phi Dũng (hay Huỳnh Uy Dũng) chủ Đại Nam Quốc Tự hiến cúng. Chiêm ngưỡng Giếng nước xưa; Cây me cổ thụ hơn 300 năm tuổi – Là những kỷ vật còn lưu giữ trong vuờn nhà của ba anh em Tây Sơn.
Quý khách đến với Khu du lịch sinh thái Hầm Hô – Đi thuyền trên kênh Lộc Giang tới dòng sông Kút với Khúc Sông Trời Lấp được ví như “Vịnh Hạ Long” thu nhỏ, hoà mình với thiên nhiên hoang sơ, cây cỏ non nước. Tự do tham gia các hoạt động vui chơi giải trí: Bơi thuyền Kayak trên sông, câu cá thư giãn…
Ăn trưa tại NH ở Tây Sơn với món ăn đặc sản địa phương hấp dẫn như Chim Mía, Cá Mương, Cá Trắng…
14h30: Khởi hành về lại Quy Nhơn, trên đường quý khách viếng thăm:
Thành Cổ Đồ Bàn: Kinh Đô của vương quốc Chăm pa, được xây dựng từ năm 932 (Thế kỷ thứ X) bởi Chiêm Vương Ngô Nhật Hoan. Thành hình vuông, mỗi bề dài một dặm, xây bằng gạch và đá ong, kiến trúc kiên cố. Mở bốn cửa trong Thành có Điện, có Tháp, ngoài Thành có dãy đồi Kim Sơn án ngữ mặt Tây, núi Long Cốt mặt tiền, gò Thập Tháp yểm hậu.,,Thành gắn với giai thoại mối tình lịch sử của công chúa Đại Việt Huyền Trân và Chiêm Quốc Chế Mân. ..Đến thế kỷ thứ XV, năm 1471 vua Lê Thánh Tông đánh chiếm Đồ Bàn, mở mang bờ cõi, đổi thành Phủ Hoài Nhơn. Dưới Thời Tây Sơn, Thái Đức Nguyễn Nhạc, năm 1776 cho mở rộng và đổi tên thành là Thành Hoàng Đế – Trở thành đại bản doanh của quân đội Tây Sơn cho đến năm 1786.
Chùa Thập Tháp: Một ngôi chùa đẹp tinh tế và cổ nhất tại Bình Định và các tỉnh miền trung. Chùa năm trên đồi Long Bích, thuộc kinh đô Đồ Bàn. Trên đồi có mười ngôi Tháp Chăm. Khi những ngôi tháp này đổ, Thiền Sư Nguyên Thiều lấy gạch từ 10 ngôi tháp này xây chùa nên lấy tên chùa Thập Tháp. Chùa nằm trong khuôn viên kinh đô Đồ Bàn. Trải qua hơn 330 năm với 16 đời truyền thừa danh tiếng như thiền sư Liễu Triệt, thiền sư Minh Lý, thiền sư Phước Huê,…Thìên sư Phước Huệ đuợc phong làm quốc sư và được mời vào Hoàng Cung nhà Nguyễn giảng Phật Pháp từ đời vua Thành Thái đến đời vua Bảo Đại và tại học đường Trúc Lâm và Tây Thiên Huế.
Trở về lại Quy Nhơn, trên đường Quý Khách dừng chân thưởng thức và mua đặc sản: Nem Chợ Huyện, Tré, rượu Bàu Đá…về làm quà cho gia đình và người thân.
Về Khách Sạn nghỉ ngơi thư giản.
Tối: Quý Khách tự do khám phá ẩm thực địa phương: các món hải sản, bún cá, bánh canh, bánh xèo, đặc sản gà chỉ,… (chi phí tự túc)
Sau bữa tối quý khách thăm quan khu Chợ Đêm nằm ngay trung tâm thành phố hoặc tự do thưởng thức cà phê đậm đà hương vị Quy Nhơn.